Nhắc đến cân nặng, mọi người thường sẽ nghĩ ngay đến béo phì và làm sao để giảm cân. Tuy nhiên, cân nặng hợp lý cũng liên quan đến việc bạn quá gầy cần phải tăng cân nữa.
Quản lý cân nặng để cơ thể không thừa cân hoặc thiếu cân là điều quan trọng để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- “Thừa cân” là trường hợp cân nặng vượt quá cân nặng nên có so với chiều cao.
- “Béo phì” là tình trạng tích luỹ mỡ thái quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể cơ thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ
- Ở Việt Nam, thừa cân béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ béo phì gia tăng theo tuổi, ở nữ cao hơn ở nam, thành thị (26,8%) cao hơn nông thôn (18,3%). (Theo tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020)
Nguyên nhân:
- Chế độ ăn dư thừa năng lượng, vượt quá nhu cầu như: sử dụng nhiều thức ăn động vật, thói quen ăn ở ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia,…
- Nếp sống làm việc tĩnh tại, ít tiêu hao năng lượng.
- Rối loạn chuyển hoá trong cơ thể.
- Thiếu ngủ.
- Thừa cân béo phì ở bất cứ độ tuổi nào đều không tốt, khiến cho cơ thể mất cân đối, chất lượng cuộc sống không thoải mái, gây tổn hại đến sức khoẻ như:
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá như: Tăng huyết áp, tăng triglycerid máu, kháng insulin.
- Rối loạn các hormone ảnh hưởng chức năng sinh sản
- Nguy cơ đau lưng, đau khớp, viêm xương khớp mãn tính.
- Gia tăng nguy cơ sỏi mật.