Ngũ cốc là tên gọi chung của loại thức phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân gian và Y học hiện đại nghiên cứu và khẳng định mang đến nhiều giá tri dinh dưỡng kể cả người già và trẻ nhỏ.
Thông thường ngũ cốc nguyên hạt được làm từ 5 loại hạt thông dụng là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.
Mè là hạt đầu tiên trong ngũ cốc.
- Trong hạt mè (vừng) có chứa nhiều dưỡng chất như: protein (đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất bột đường), calo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt và các vitamin (như B1, B2, niacin…).
- Ngoài ra trong hạt mè còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Và đặc biệt là hàm lượng vitamin E rất lớn, đứng hàng đầu trong các thực phẩm (mỗi 100g mè đen chứa tới 5.14mg vitamin E).
Gạo nếp
- Gạo nếp là 1 thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó thì nếp cẩm xếp hàng đầu, được xem như 1 siêu thực phẩm xét ở góc độ dinh dưỡng. 1 thìa gạo nếp cẩm chứa 1 lượng đáng kể vitamin E, chất xơ, sắt và chất chống oxy hóa.
Gạo tẻ
- Là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chất protein, vitamin (B1, B2, niacin, vitamin E), chất sắt, kẽm và nhiều chất khoáng (Magie, Photpho, Kali, Canxi).Gạo nguyên cám hay gạo lứt sẽ giữ được những thành phần dinh dưỡng quý giá trong gạo tốt hơn so với gạo trắng.
- Dù khá nhiều dinh dưỡng nhưng nó không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể nên dùng gạo tẻ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng thực phẩm khác.
Lúa mì
- Carbonhydrate là thành phần dinh dưỡng chính của lúa mì, nó cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng có thể ảnh hưởng tăng nồng độ đường trong máu.
- Trong lúa mì chứa phần lớn chất xơ không hòa tan (1 số làm thức ăn cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột) và ít chất xơ hòa tan. Nó chứa 1 lượng protein vừa phải và các vitamin và khoáng chất: selen, mangan, đồng, photpho, folate.
- Lúa mì nguyên cám sẽ tốt hơn lúa mì trắng.
Các loại đậu
- Đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan… đều là nguồn dinh dưỡng dồi dào và có ích cho con người, kể cả trẻ nhỏ. Cũng vì thế mà nhiều người có chế độ ăn chay trường có thể bổ sung và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể nhờ các thực phẩm chế biến từ các loại đậu.
- Ăn các loại đậu nguyên hạt sẽ tốt hơn so với đậu tách vỏ vì thành phần chất xơ và nhiều dưỡng chất khác tồn tại trong vỏ của chúng.
Ngày nay, ngũ cốc được hiểu là tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực (như lúa mì, yến mạch, đại mạch…) Như vậy, nói là ngũ cốc nhưng thực tế có tới gần 300 loại khác nhau nên không lạ khi nhiều người có nhiều cách liệt kê khác nhau về ngũ cốc.
Vai trò của ngũ cốc:
- Ít calories, giàu chất xơ và protein nên những người thừa cân không lo sợ số cân tăng vụt khi uống loại thức uống này.
- Ngũ cốc rất giàu chất xơ nên dễ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu.
- Hỗ trợ cân bằng đường huyết. Ngũ cốc chứa rất ít lượng đường nên thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ và carbon hydrat giúp làm chậm lại sự chuyển hóa đường, cân bằng lượng đường trong cơ thể.
- Thực phẩm vàng của phụ nữ mang thai và cho con bú. Với phụ nữ mang thai, uống ngũ cốc hàng ngày sẽ giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng an toàn và thiết yếu cho mẹ và bé. Hàm lượng sắt, a-xít folic trong ngũ cốc cao, rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp tái tạo hồng cầu và giảm khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Ngoài ra, ngũ cốc còn là thực phẩm vàng đối với phụ nữ sau sinh. Thời kỳ cho con bú phụ nữ cần thêm nhiều dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể, thêm nguồn sữa mẹ cho bé bú. Uống ngũ cốc là cách nhanh chóng tiện lợi làm dịu cơn đói, giúp lợi sữa.
- Chống oxi hóa, có lợi cho tim mạch. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chất chống oxy hóa có trong bột ngũ cốc là Avenantramides tương trợ chống lại một vài gốc tự do từ LDL Cholesterol, giúp đỡ giảm bớt bệnh về tim mạch.
- Phòng chống ung thư. Ngũ cốc giúp sản sinh Lignans, chứa phytosterol hỗ trợ phòng ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.