Trẻ em còn nhỏ, ý thức chưa cao nên nhiều khi với bản tính tò mò, hiếu động, trẻ em có thể mắc phải một số tai nạn như hóc dị vật (như xương cá), điện giật, bị bỏng, uống phải hóa chất, xóc dằm, bị côn trùng đốt, chấn thương mắt, chảy máu cam, bị vật nhọn đâm trúng, đuối nước... Vì vậy, hiểu biết về kiến thức sơ cứu cho trẻ rất quan trọng.
Nhân biết sự thơ ngây của trẻ và tầm quan trọng của việc sơ cứu cho trẻ, Hangnhapmy.us xin cung cấp một số các sản phẩm hỗ trợ cho các phụ huynh để sơ cứu cho trẻ.
Sau đây, xin giới thiệu một số phương cách phải sơ cứu cho trẻ trong tình huống cấp bách:
1. Trẻ bị hóc dị vật:
+ Nhanh chóng xem có vật thể nào trong miệng bé không và chỉ lấy ra khi mẹ chắc chắn có thể chạm vào mà đẩy chúng sâu vào họng bé.
+ Đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, đầu chúi về phía trước, thấp hơn phần thân, dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng bé (chỗ giữa 2 xương bả vai).
+ Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật bé nằm ngửa, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức. Ấn mạnh 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì ấn tiếp.
+ Nếu trẻ vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu mẹ nhé.
+ Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh trường hợp dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, khiến bé khó thở hơn.
2. Trẻ bị điện giật:
+ Cắt ngay nguồn điện nếu có thể. Nếu không, tìm cách lấy nguồn điện ra khỏi người bé khi đứng trên vật liệu cách điện khô dùng vật liệu không dẫn điện để tách bé và nguồn điện. Tuyệt đối không chạm vào bé nếu vẫn còn trong nguồn điện để tránh bị điện giật.
+ Kiểm tra hơi thở của bé, bế bé trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để giúp bé thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn.
+ Nếu bé bất tỉnh, cần kiểm tra nhịp thở, mạch đập và tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi có dấu hiệu ngưng thở vì ngoài tổn thương bỏng điện tại chỗ, dòng điện còn có thể đi qua tim phổi gây ngừng tim ngừng thở. Sau đó, nhanh chóng đưa bé đến ngay cơ sở y tế.
3. Trẻ uống phải hóa chất:
+ Cần tìm hiểu xem nạn nhân đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau. Ví dụ như với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu... người lớn không được gây nôn cho trẻ. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.
+ Xử trí ban đầu tốt nhất là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng. Lau rửa nhiều làm nồng độ axit thấp đi tại chỗ, tránh tổn thương lan rộng.
+ Có thể cho trẻ uống một chút nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
+ Sau sơ cứu, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp tục được cấp cứu, giải độc.