Việc chăm sóc da cho trẻ nhỏ rất quan trọng vì da của trẻ mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn so với da của người trưởng thành.
I - BẢO VỆ DA CỦA TRẺ
Trong khi người lớn đã biết rõ sự nguy hiểm của ánh nắng mặt trời nhưng không phải lúc nào họ cũng nhận thức được sự nhạy cảm của làn da trẻ em.
Da trẻ em vẫn đang trong quá trình phát triển nên yếu và dễ bị tổn thương dưới sức tàn phá của ánh nắng mặt trời:
- Da trẻ em mỏng nên các tế bào da nằm dưới cũng dễ bị ảnh hưởng hơn.
- Với một hệ thống điều hoà sắc tố da chưa hoàn thiện, da trẻ em không có hệ thống tự bảo vệ (ở người lớn, hệ thống này có chức năng bảo vệ da khỏi tia UV).
- Da mỏng làm tăng tốc độ hấp thu qua da và mất nước nên da dễ bị bỏng nắng.
- Tiếp xúc tia UV thời thơ ấu làm tăng nguy cơ ung thư da sau này.
Bảo vệ con của bạn bắt đầu trước hết bằng việc giáo dục các em về cách bảo vệ mình trước ánh nắng.
- Tránh các khoảng thời gian có ánh nắng cao điểm (giữa 10h trưa và 4h chiều) bằng cách khuyến khích các hoạt động dưới bóng mát hoặc ngủ trưa.
- Đeo mũ vành rộng, mang kính mát với tròng kính có chức năng lọc tia UV và mặc đồ sẫm mầu
- Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và với lượng đủ (ít nhất hai lớp mỗi 2 giờ hoặc sau mỗi lần bơi, đổ mồ hôi nhiều) ở tất cả những vùng da để lộ và đừng quên vùng gáy, tai và bàn chân.
- Những vùng da nhạy cảm như mũi, cằm, tai, vai nên sử dụng kem chống nắng chứa kẽm oxit hoặc titanium oxit.
- Chọn loại kem được thiết kế đặc biệt cho trẻ em với chỉ số bảo vệ SPF 50 và có khả năng chịu nước tốt.
- Bổ sungVitamin D mỗi ngày.
- Uống nước thường xuyên.
II - TẮM CHO TRẺ ĐÚNG CÁCH
Người tắm bé rửa tay sạch, pha nước đủ ấm (nhiệt độ khoảng 37 độ C) cho sữa tắm vào chậu nước ấm, có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá nhưng nước phải đảm bảo sạch bằng cách rửa lá và đun sôi để nguội.
Thao tác tắm cho trẻ sơ sinh phải nhanh thời gian tắm chỉ nên từ 4-5 phút, có thể tắm thả hoặc tắm từng phần cho trẻ theo các bước sau:
- Bước 1:
Cởi quần áo, tã lót xoa nhẹ toàn thân cho trẻ. Sau đó vệ sinh rốn cho trẻ lau sạch rốn và thấm khô bằng cồn 70 độ.
- Bước 2:
+ Nếu tắm thả: Cần có chậu tắm và chậu tráng người cho trẻ. Tắm cho trẻ theo thứ tự như sau tránh bỏ sót lau cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng, sau đó đến đùi, mông (chú ý các nếp lằn mông và đùi) và bàn chân. Tiếp đến vệ sinh bộ phận sinh dục rồi lau xuống phần hậu môn. Tráng lại người cho bé bên chậu tráng. Tắm xong lau khô người cho bé, nếu rốn bị ướt làm khô bằng cồn 70 độ, mặc áo, quấn tã u ấm cho bé tiếp sau đó mới gội đầu lau vùng tai cho bé.
+ Nếu tắm từng phần: Trường hợp bé yếu hay đang bị ốm hoặc thời tiết quá lạnh nên tắm từng phần cho bé. Lau mặt từ khóe mắt vòng ra vành tại cổ và hõm nách, lau lòng bàn tay, phần ngực, bụng, lưng. Sau đó đến đùi, mông (chú ý các nếp lằn mông và đùi) và bàn chân. Tiếp đến lau bộ phận sinh dục bằng gạc mềm rồi lau xuống phần hậu môn. Chú ý khi lau không làm ướt rốn đã làm sạch. Lau xong cho bé làm khô người, mặc quần áo, quấn tã, ủ ấm người. Gội đầu cho bé sau khi ủ ấm.
+ Bước 3: Chăm sóc mắt cho bé dùng gạc sạch thấm nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý lau mắt cho bé từ khóe mắt đến đuôi mắt, mỗi bên sử dụng một gạc khác nhau không nên dùng chung gạc. Sau khi lau nhỏ nước muối sinh lý vào mắt và mũi cho bé. Nên thực hiện hàng ngày dự phòng nhiễm khuẩn mắt cho bé.
Khi tắm cho trẻ sơ sinh cần chú ý rốn của của bé nếu rốn bị sưng đỏ, chảy máu, chảy mủ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám.