Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc và cuộc sống. Các sản phẩm thuốc và xịt chống dị ứng hiện nay được rất nhiều người quan tâm giúp làm giảm các triệu chứng thường gặp.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng phổ biến là:
Hắt xì
- Đây là biểu hiện điển hình của viêm mũi dị ứng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thường xuyên bị hắt xì một cách đột ngột. Những người bị viêm mũi dị ứng khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi đột ngột thường sẽ hắt hơi nhiều hơn. Bên cạnh đó có thể kèm theo triệu chứng đau đầu do co thắt cơ khi hắt hơi.
Ngứa mũi
- Triệu chứng này thường gặp trong viêm mũi dị ứng và khiến bệnh nhân rất khó chịu. Không chỉ ngứa mũi, người bệnh đôi khi cũng sẽ có cảm giác ngứa lan ra vùng họng, mắt, ống tai ngoài hoặc ngứa ngoài da vùng cổ.
Sổ mũi
- Triệu chứng ban đầu thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi ở cả 2, nước mũi lúc này thường không mùi và trong suốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bội nhiễm, dịch mũi sẽ trở nên đục và có thể màu ngả vàng hay xanh. Hiện tượng sổ mũi thường xảy ra sau khi hắt hơi.
Nghẹt mũi
- Bệnh nhân có thể bị ngạt 1 hoặc cả 2 bên mũi. Tình trạng này là do niêm mạc mũi bị phù nề và nước mũi chảy quá nhiều. Nó khiến người bệnh khó chịu và phải thở bằng miệng.
Mệt mỏi
- Ngoài những triệu chứng kể trên người bệnh sẽ có cảm giác uể oải, mệt mỏi, nhức đầu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng kể trên có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống nhưng không thể điều trị dứt điểm. Bệnh nhân cần lưu ý áp dụng một số biện pháp sau để phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát:
- Tránh tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như khói bụi, phấn hoa, nước hoa, lông mèo, lông chó, khói thuốc lá,...;
- Nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, tạo môi trường thông thoáng, vệ sinh;
- Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa;
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí,... để lọc bỏ bụi bẩn, hạn chế dị ứng nặng thêm. Ngoài ra cũng có thể xông mũi với các dược liệu như gừng, sả để cải thiện một số triệu chứng của bệnh;
Trong khi sử dụng thuốc, nếu có những dấu hiệu của tác dụng phụ, cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để tìm giải pháp thích hợp;- Lưu ý giữ ấm người khi thời tiết lạnh
Nếu tình trạng viêm mũi dị ứng tái phát thường xuyên và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bạn nên đến gặp các bác sĩ để được thử phản ứng tìm dị nguyên.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng đúng chỉ định, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn viêm mũi dị ứng tái phát.