Cây kế sữa (milk thistle) đã được sử dụng như một phương thuốc chữa bệnh gan từ hàng nghìn năm qua, có khả năng bảo vệ gan tuyệt vời, đồng thời hỗ trợ gan duy trì chức năng bình thường và cực kì hiệu quả trong việc giúp điều trị nhiều loại bệnh gan, bao gồm cả xơ gan, viêm gan siêu vi và các tổn thương gan.
Cây kế sữa (milk thistle)
Milk Thistle (kế sữa) còn được gọi là Saint Mary's Thistle, cây kế thánh, cây kế nhiều màu, và cây kế Scotch. Theo truyền thống dân gian, những đường gân trắng trên lá của nó được cho là đến từ một giọt sữa mẹ của Đức Trinh Nữ Maria đã đổ lên chúng. Đừng nhầm lẫn cây kế sữa với cây kế thiêng (có tên tiếng Anh là Cnicus benedictus)
Cây kế sữa (milk thistle) là cây thân thảo thuộc họ Asteraceae vốn mọc hoang dã ở vùng Ðịa Trung Hải.
Kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loại cây này đã được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Cây kế sữa có thể được trồng bằng cách gieo hạt trực tiếp xuống đất.
Các thí nghiệm đã chứng minh một cách chắc chắn rằng silymarin bảo vệ gan khỏi rất nhiều tác nhân độc tố gây hại. Cây kế sữa (milk thistle) đã được sử dụng ở Châu Âu như một phương thuốc chữa bệnh gan từ hàng nghìn năm qua. Trong thế kỉ thứ nhất sau Công Nguyên, cây kế sữa đã được ghi nhận là có khả năng bảo vệ gan tuyệt vời, đồng thời hỗ trợ gan duy trì chức năng bình thường và cực kì hiệu quả trong việc giúp điều trị nhiều loại bệnh gan, bao gồm cả xơ gan, viêm gan siêu vi và các tổn thương gan do lạm dụng thuốc và rượu.
Hiện nay, cây kế sữa được dùng bằng đường uống là phổ biến nhất cho các rối loạn gan, bao gồm tổn thương gan do hóa chất, rượu và hóa trị liệu, cũng như tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn tính. Một số người bôi cây kế sữa trực tiếp lên da để làm giảm tổn thương da do bức xạ. Trong thực phẩm, lá và hoa cây kế sữa được ăn như một loại rau cho món salad và thay thế cho rau bina. Hạt cây kế sữa được rang để sử dụng như cà phê.