04/12/2024
Tốt cho sức khoẻ
Salonpas: Công dụng, phân loại và cách dùng sử dụng đúng
Salonpas từ lâu được xem như “thần dược”, chỉ với một miếng dán giảm nhanh các cơn đau được nhiều người tin dùng hiện nay. Mặc dù không cần kê đơn nhưng bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những thông tin về salonpas trước khi sử dụng để đảm bảo sức khỏe. Bài viết hôm nay, hangnhapy.us sẽ cùng các bạn tìm hiểu về công dụng, phân loại và cách sử dụng đúng salonpas.
Salonpas là gì?
Salonpas hay salonpat là miếng dán được Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm ( FDA) phê chuẩn có tác dụng làm giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình do viêm khớp hay từ các nguyên nhân khác nhau.
Salonpas giảm đau có gốc là chất Methyl Salicylate 10% kết hợp với Menthol 3% và được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt không gây nghiện. Methyl Salicylate hay còn gọi là Salicylic acid methyl ester là một chất có trong tự nhiên được chiết xuất từ nhiều loại cây khác nhau có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
Methyl Salicylate thường có trong các sản phẩm dầu gió dùng để bôi khi nhức đầu, muỗi đốt hay nghẹt mũi. Các loại sản phẩm chứa Methyl Salicylate thường không cần kê đơn nên được phần lớn người tiêu dùng lựa chọn.
Tuy nhiên hợp chất này cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng như:
- Gây xung huyết dưới da
- Tổn thương vùng hô hấp
- Gây khô rát vùng họng
Phân loại salonpas và cách dùng
Miếng dán salonpas được sản xuất bởi công ty Dược Hisamitsu, được FDA chấp thuận vào thị trường Hoa Kỳ vào năm 2008. Kể từ đó sản phẩm không ngừng phát triển và cho ra đời nhiều loại salonpas khác nhau.
Trong đó, salonpas được chia thành nhiều dạng với hàm lượng như sau:
1. Miếng dán salonpas với Methyl Salicylate 10% kết hợp Menthol 3%
Miếng dán salonpas được làm bằng vải mỏng, có thể co giãn được. Trong miếng dán sẽ có chứa hai thành phần hoạt tính kết hợp với nhau như một loại thuốc giảm đau tại chỗ: tinh dầu bạc hà (3%)3 và methyl salicylate 4 (10%). Tác dụng của miếng dán có hiệu quả trong vòng từ 8 đến 12 tiếng.
>>Xem thêm: Miếng dán Salonpas LIDOCAINE Giảm đau 4% Gel-Patch,15 miếng
2. Salonpas dạng dầu xoa với methyl salicylate 2640mg + menthol 2700mg
Trong dầu salonpas Liniment có chứa các hoạt chất như Methyl Salicylate, L-Menthol, dl-Camphor, Thymol, tinh dầu bạc hà với công dụng giảm đau kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến đau vai, đau cơ, mỏi cơ, cứng vai, đau lưng, bầm tím, bong gân, chuột rút, thấp khớp, đau do chấn thương ở xương.
Loại salonpas này được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Về cách dùng sau khi chúng ta đã rửa sạch vùng da bị tổn thương nên rửa sạch và lau khô vùng da bị thương. Lưu ý chúng ta không nên bôi sản phẩm quá 3 - 4 lần trong ngày.
3. Salonpas gel với methyl salicylate 15% + menthol 7%
Salonpas gel như tên gọi sẽ có dạng gel sệt, dễ dàng thấm qua da. Thành phần chính của gel gồm có hoạt chất: Methyl Salicylate 15%, 1-Menthol 7%. Đối với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, nên bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương không quá 3 - 4 lần/một ngày. Còn với trẻ em dưới 2 tuổi muốn sử dụng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trong tất cả các loại salonpas, miếng dán salonpas là loại phổ biến nhất. Các hợp chất có trong miếng dán được thẩm thấu qua da, nghĩa là sau khi loại bỏ lớp vỏ ngoài chúng ta sử dụng miếng dán dán trực tiếp vào vùng da bị đau, sau đó thuốc sẽ được hấp thụ qua da.
4. Salonpas xịt với methyl salicylate 10g + menthol 3g (cho 100g dung dịch)
Thiết kế của salonpas xịt sẽ có dạng xịt phun rất tiện lợi, dùng trực tiếp lên da rất nhanh khô, không gây khó chịu và có tác dụng lập tức trên những vùng bị tổn thương. Tác dụng chính giúp giảm đau, kháng viêm trong các cơn đau liên quan đến: căng cơ, bong gân, bầm tím, mỏi cơ, đau cơ, đau lưng, đau vai, viêm khớp, đau khớp.
Lưu ý khi sử dụng miếng dán salonpas chúng ta chỉ nên sử dụng miếng dán trong một thời điểm và nên để miếng dán từ 8 - 12 giờ sau khi dán. Trong trường hợp bạn vẫn còn cảm thấy đau, bạn có thể gỡ miếng dán ra và dán miếng khác. Lưu ý không nên sử dụng quá 2 miếng/1 ngày và không sử dụng quá 3 ngày liên tiếp.
Công dụng của Salonpas
Công dụng chủ yếu của salonpas là làm giảm đau và kháng viêm trong các cơ quan liên quan đến:
- Đau vai gáy
- Đau lưng
- Đau khớp
- Đau mỏi cơ
- Đau đầu
- Đau răng
- Viêm khớp
- Đau lưng
Ngoài ra, đối với từng loại salonpas (miếng dán salonpas, salonpas dạng xịt, salonpas dạng dầu) sẽ có thêm một số chỉ định sử dụng khác.
Đối tượng được và không chỉ định dùng salonpas
Đối tượng được chỉ định dùng salonpas là những người thuộc nhóm đối tượng sau đây:
- Những người thường xuyên bị đau cơ, mỏi cơ
- Những người phải ngồi làm việc hàng giờ dẫn đến đau lưng, đau đầu
- Bệnh nhân viêm khớp, đau khớp, thấp khớp (không có tác dụng lâu dài với người bị bệnh gout)
- Những người bị đau do chấn thương, chuột rút
- Lao động nặng nhọc, chấn thương dẫn đến bầm tím, bong gân, căng cơ.
Nếu bạn là người thuộc một trong những trường hợp sau đây, bạn không nên sử dụng salonpas:
- Sử dụng cho vùng mắt, vùng da quanh mắt
- Cơ thể quá mẫn cảm với những loại thuốc giảm đau vùng ngoài
- Sử dụng trên vùng da tổn thương, vết thương hở, viêm mạc
- Dùng chung với miếng băng dán nóng
- Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc, tiền sử dị ứng với nhóm salicylat
- Ngoài ra, đối với dạng dầu salonpas xoa bóp không nên dùng cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi hay có tiền sử bệnh động kinh, co giật
Những lưu ý khi sử dụng salonpas
Bạn tuyệt đối KHÔNG SỬ DỤNG salonpas cho những vùng có vết thương hở, đang bị kích ứng, viêm nhiễm hay là sưng đỏ bất kể là dạng miếng dán hay là gel bôi. Điều này dễ khiến tình trạng tổn thương bị nghiêm trọng hơn, đồng thời nó đem đến cảm giác rất đau. Tuyệt đối không nên sử dụng salonpas ở những vùng da nhạy cảm xung quanh mắt.
Thuốc salonpas có hiệu quả tốt nhất đối với các loại vết thương cần giảm đau sau khi bị chấn thương, va đập phần mềm gây nên tình trạng sưng, bầm tím như bông gân, trật khớp, giãn dây chằng,... Tránh dùng thuốc ở những vùng da lớn hoặc trong thời gian kéo dài hơn chỉ định, nhất là đối với trẻ em vì khả năng dẫn đến nhiễm độc salicylat rất cao.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng salonpas có xảy ra bất kỳ tình trạng tác dụng phụ nào thì hãy ngưng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Theo nghiên cứu từ Mỹ thì Salonpas giảm đau có thể gây ra một số phản ứng phụ khi dùng cùng lúc với các loại thuốc như:
- Warfarin
- Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu
- Allopurinol
- Febuxostat
- Pegloticase
- Probenecid
Mặc dù salonpas không phải là thuốc cần kê đơn, nhưng nó không hoàn toàn an toàn cho tất cả mọi người. Những đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị dị ứng thuốc, đang sử dụng một số thuốc khác như warfarin, người có bệnh lý như hen suyễn, polyp mũi… thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số tác dụng phụ khi dùng Salonpas
Một điều quan trọng bạn luôn phải nhớ rằng hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hay trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một số tác dụng phụ bạn có thể mắc phải như:
- Chảy máu dạ dày: Salonpas có chứa một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), methyl salicylate, nên có nguy cơ chảy máu dạ dày. Nguy cơ này có thể cao hơn đối với những người trên 60 tuổi, hay những ai có tiền sử chảy máu dạ dày, dùng thuốc làm loãng máu, hoặc corticosteroid. Kể cả những người sử dụng bia rượu dễ dẫn đến tương tác với NSAID.
- Gây kích ứng da: Bất kỳ loại thuốc bôi da nào cũng có thể gây ra kích ứng da và salonpas cũng không ngoại lệ. Không nên dùng thuốc ở vùng mặt, những vùng da bị phát ban, vết thương hở hay tổn thương da nào khác. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ kích ứng da mới nào, hãy ngừng sử dụng miếng dán.
- Dị ứng: Nếu bạn dị ứng với aspirin NSAID hoặc các sản phẩm bôi ngoài da khác, trước khi dùng hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ thật kỹ càng.
Salonpas có thể là một lựa chọn thay thế tốt đối với những người bị viêm khớp và cần điều trị viêm, nhưng không nên lạm dụng chúng quá nhiều. Bởi vì salonpas vẫn có những tác dụng phụ đáng kể, có thể nó không nhiều như sử dụng NSAID bằng đường uống. Chính vì thế, điều bạn cần làm là đọc kỹ những lưu ý trên trước khi sử dụng.