08/10/2024
SỨC KHỎE + GIẢI PHÁP
Táo bón là gì? Nguyên nhân và các biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả
Táo bón là một trong những bệnh về tiêu hóa chúng ta hay gặp. Bệnh gây ra những khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra còn có thể là một trong những biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế chúng ta cần đặc biệt chú ý và có những hành động phản ứng lại với tình trạng này thật kịp thời. Vậy cụ thể táo bón là gì và cách điều trị chúng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng đại tiện khó khăn, khoảng cách giữa các lần đại tiện này thường kéo dài hơn so với bình thường. Thông thường, nếu như bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần thì có khả năng bạn đã bị táo bón. Bệnh táo bón có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về nó để có hướng điều trị phù hợp.
Khi đi đại tiện, phân có thể khô và cứng hơn bình thường và đôi khi gây đau trong lúc đi, thậm chí tình trạng nặng hơn là bị chảy máu. Hầu hết các trường hợp chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hơn một tuần hoặc lâu hơn nó có thể trở thành bệnh lý mãn tính. Người bị táo bón mãn tính thường sẽ cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng quá mức và làm ức chế nhu động ruột hoạt động một cách bình thường. Trong một vài trường hợp, táo bón còn có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh khác.
Nguyên nhân gây ra táo bón
Nguyên nhân gây ra táo bón có thể kể đến do:
- Chế độ ăn uống: Ăn uống ít dung nạp chất xơ, ăn quá nhiều đường hoặc uống quá nhiều cà phê, trà, rượu. Ở trẻ em táo bón còn có thể đến từ việc uống sữa bột.
- Mắc một số bệnh lý như: Mắc bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ, to trực tràng vô căn dễ dẫn đến táo bón.
- Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc các bệnh về thần kinh, các vấn đề về tâm lý, rối loạn nội tiết tố, bệnh mô liên kết và bị nhiễm độc chì cũng dễ dẫn đến táo bón
- Mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón: Sự thay đổi của nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây ra sự chèn ép lên ruột, hoặc sự thay đổi về chế độ ăn uống ở giai đoạn mang thai quá nhiều làm ảnh hưởng đến nhu động ruột gây ra tình trạng táo bón.
- Dùng một số loại thuốc như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng axit, thuốc chống viêm steroid, thuốc lợi tiểu, thuốc chống co giật là một số loại thuốc có thể gây ra táo bón.
Triệu chứng của táo bón
Tuy táo bón không gây nguy hiểm cho người bị nhưng nó cản trở cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Khi bị táo bón chúng ta thường sẽ gặp một số triệu chứng sau đây:
- Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, nhưng lại rất khó đi đại tiện, hoặc khi đi không ra hết phân
- Số lần đi đại tiện giảm nhiều thường dưới 3 lần trong vòng 1 tuần, trường hợp tình trạng trở nặng thì đến 5-6 ngày mới đi đại tiện 1 lần.
- Bị chướng bụng, hậu môn luôn trong trạng thái căng tức.
- Tinh thần của người bệnh dễ bị ảnh hưởng gây ra cảm giác khó chịu, cản trở sinh hoạt, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi ngủ ko ngon giấc.
- Dễ bị đau lưng do lây lan từ việc bị chướng bụng.
Cách trị táo bón hiệu quả
Táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra khác nhau nên tùy vào từng nguyên nhân ta sẽ có hướng khắc phục hiệu quả. Vậy làm sao để trị táo bón dứt điểm?
Về chế độ ăn uống
Người bị táo bón nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả việc uống các loại nước ép trái cây, tăng cường tiêu thụ chất xơ trong chế độ ăn uống, uống nhiều nước ép trái cây, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn các loại ngũ cốc nguyên cám, không uống các loại nước đóng chai, không ăn thực phẩm nhiều đường và không uống rượu bia,...
Không nên nhịn đi đại tiện
Nếu bạn trì hoãn việc đi đại tiện, sẽ gây áp lực cho hậu môn của trực tràng, làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng. Thêm vào đó người bệnh nên có thói quen đi đại tiện vào một khung giờ đều đặn mỗi ngày.
Sử dụng thuốc điều trị
Các loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị táo bón. Tuy nhiên người bệnh hãy sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.
Một số viên uống hỗ trợ trị táo bón như:
- Viên uống hỗ trợ điều trị táo bón Dulcolax Laxative
- Viên uống nhuận tràng chống táo bón Kirkland Signature Stool Softener
- Bột MiraLAX Trị táo bón cho trẻ em và người lớn
Thụt hậu môn
Khi việc đi đại tiện không thể thực hiện được, thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt người bị táo bón cần nắm rõ trước khi áp dụng. Đặc biệt là khi áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai hãy lưu ý để tránh tổn thương vùng trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi.
Làm phẫu thuật
Một số tình trạng táo bón nặng như ung thư trực tràng hay bệnh trĩ mãn tính cần phải làm phẫu thuật để không bị ảnh hưởng sức khỏe kéo dài, giảm chất lượng cuộc sống.
>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa và cách điều trị cần biết
Lưu ý những đối tượng sau đây dễ mắc táo bón
Những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh táo bón:
- Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh
- Người cao tuổi
- Có chế độ ăn ít hoặc không sử dụng thực phẩm có chứa chất xơ
- Dùng thuốc hay thực phẩm chức năng gây ra tác dụng phụ
- Những người mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, thường xuyên bị căng thẳng, trầm cảm.
Táo bón có thể chữa tại nhà được không?
Câu trả lời ở đây là có, táo bón hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà. Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Uống nước có ga giúp làm giảm nhẹ triệu chứng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước có ga giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh táo bón hơn so với nước máy. Đặc biệt nước có ga rất phù hợp với những người thường xuyên mắc chứng khó tiêu. Tuy nhiên nước có ga có chứa khá là nhiều đường, nên chúng ta cần phải lưu ý khi sử dụng loại nước này nhé.
Bổ sung nhiều chất xơ
Khi chúng ta bổ sung nhiều chất xơ, có thể làm tăng độ đặc và khối lượng của nhu động ruột. Bổ sung nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ như:
- Viên nang bổ sung chất xơ Citrucel Fiber Therapy
- Bột hòa tan bổ sung chất xơ Kirkland Signature Optifiber
Tăng cường tập thể dục
Tăng cường tập thể dục giúp cải thiện những triệu chứng và dễ đi tiêu hơn. Một số bài tập như đi bộ nhanh, bơi lội hay đạp xe sẽ giúp cải thiện những triệu chứng của tiêu hóa. Người bệnh nên dành ra 30 phút để vận động mỗi ngày, khi cơ thể của chúng ta di chuyển, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hóa.
Uống cà phê
Bạn có biết cà phê là chất chứa nhiều cafein làm kích thích các cơ trong hệ tiêu hóa. Tiêu thụ nhiều cafein giúp kích thích các cơ tiêu hóa mạnh hơn 60% so với nước lọc. Trong cà phê cũng có chứa một lượng nhỏ các chất xơ, những chất này giúp cải thiện sự cân bằng các vi khuẩn ở đường ruột và ngăn ngừa được tình trạng táo bón.
Bổ sung probiotic
Probiotic là một loại lợi khuẩn có trong đường ruột, có khả năng ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa probiotic như dưa cải bắp, sữa chua, kim chi hoặc bổ sung thông qua các loại thực phẩm chức năng.
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Tùy thuộc vào tình trạng táo bón, chúng ta có thể lựa chọn loại thuốc nhuận tràng sao cho phù hợp. Bởi vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm nhưng có nhiều cách thức hoạt động khác nhau.
Trong trường bạn đã thử qua nhiều cách trị táo bón tại nhà nhưng vẫn không hiệu quả thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ hay những nơi chăm sóc sức khỏe để tránh tình trạng các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Hy vọng qua bài viết trên đây mà hangnhapmy.us đã tổng hợp sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về tình trạng táo bón và cách điều trị táo bón.
Kirkland Signature
Viên uống nhuận tràng chống táo bón Kirkland Signature Stool Softener 400 viên
Danh mục
Viên uống hỗ trợ điều trị táo bón Dulcolax Laxative, 200 Tablets
Dulcolax