04/12/2024
Sức khoẻ chung
Mất ngủ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Mất ngủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất và cả tinh thần. Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Chính vì thế chúng ta cần xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả.
Mất ngủ là gì?
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ, khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ của mình. Chứng mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau.
Mất ngủ chia làm 2 dạng thức chính:
- Mất ngủ cấp tính: Diễn ra trong thời gian ngắn, kéo dài từ 1 đêm cho đến vài tuần.
- Mất ngủ mãn tính: Xảy ra trong thời gian rất dài. Tình trạng này diễn ra ít nhất 3 đêm trong vòng 1 tuần, và có thể kéo dài đến 3 tháng.
Các loại mất ngủ thường gặp:
- Mất ngủ nguyên phát (Primary insomnia): : Thuật ngữ này dùng để chỉ vấn đề giấc ngủ của chúng ta không liên quan đến bất kỳ tình trạng hay vấn đề sức khỏe nào.
- Mất ngủ thứ phát (Secondary insomnia): Tình trạng mất ngủ này liên quan đến vấn đề về sức khỏe ( như hen suyễn, trầm cảm, ung thư hay viêm khớp).
Một số loại mất ngủ có thể bạn đã từng nghe như:
- Chứng mất ngủ do khó bắt đầu giấc (Sleep-onset insomnia): Triệu chứng của tình trạng này là khi bạn khó đi vào giấc ngủ.
- Chứng mất ngủ do khó duy trì giấc ngủ (Sleep-maintenance insomnia): Tình trạng này xảy ra khi bạn đã đi vào giấc ngủ, ngủ suốt đêm, nhưng lại tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại.
- Mất ngủ hỗn hợp (Mixed insomnia): Bạn vừa khó đi vào giấc ngủ, vừa khó ngủ trong suốt đêm.
- Mất ngủ nghịch lý (Paradoxical insomnia): Tình trạng này làm bạn cảm giác như mình ngủ ít hơn thực tế.
Các triệu chứng của mất ngủ
Các triệu chứng mất ngủ bao gồm:
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Mệt mỏi
- Gắt gỏng, tâm trạng thay đổi thất thường.
- Các vấn đề liên quan đến sự tập trung, trí nhớ
- Lo lắng các vấn đề liên quan đến giấc ngủ
Nguyên nhân gây ra mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân làm bạn mất ngủ nhưng phải xác định đúng nguyên nhân thì bạn mới có thể tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Các vấn đề về tâm lý, tinh thần: Căng thẳng, áp lực tài chính, áp lực học tập, công việc hay bị sang chấn về mặt tâm lý. Mất ngủ do hành vi thời thơ ấu, theo nghiên cứu tình trạng này ảnh hưởng đến 25% trẻ em. Mất ngủ hành vi ở thời thơ ấu thường có thể được giải quyết bằng một số thay đổi như tạo một thói quen ngủ lành mạnh, học các kỹ thuật tự làm dịu hoặc thư giãn.
- Melatonin sản sinh trong cơ thể bị thấp.
- Thói quen ngủ chưa hợp lý: Thường gặp ở những người ngủ trưa quá nhiều, quen giấc ngủ khuya, thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop trước khi ngủ. Dẫn đến khó đi vào giấc ngủ.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân khá phổ biến đó là ăn quá nhiều, quá no vào buổi tối. Ở những người này thường gặp tình trạng khó tiêu, bụng trở nên khó chịu nên dẫn đến việc khó ngủ.
- Thay đổi đồng hồ sinh học: Trường hợp đi du lịch hay di chuyển sang một quốc gia khác không cùng múi giờ, ngồi trên máy bay đi qua nhiều múi giờ khác nhau, giờ làm việc thay đổi sáng tối thường xuyên gây ra mất ngủ.
- Các loại thuốc: Tác động của các loại thuốc dùng để điều trị bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, người đang bị chấn thương, hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ như (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn)
- Tuổi tác: Nhóm người cao tuổi thường khó ngủ hơn so với người trẻ tuổi.
- Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ.
- Sử dụng các chất kích thích: Được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mất ngủ cấp tính. Nguyên nhân là do sử dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
- Ít hoạt động tập thể dục thể thao: Không có hoặc ít hoạt động thể chất dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa vào ban ngày nhưng lại khó ngủ vào ban đêm.
Mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng như:
- Mất ngủ liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn.
- Mất ngủ khiến vết thương trên da khó lành, khiến da khô hơn và lão hóa diễn ra nhanh hơn
- Khiến bạn khó kiểm soát những ham muốn, dễ dẫn đến những hành vi không lành mạnh và tăng cân.
- Bạn cảm thấy cô đơn sau những đêm mất ngủ. Khiến con người khó kiểm soát cảm xúc hơn.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2.
- Buồn ngủ khiến bạn trở nên khó chịu và cáu kỉnh
- Gây ra ảo giác, rất nguy hiểm nếu bạn đang tham gia giao thông.
- Phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh
- Hệ miễn dịch trở nên hoạt động không tốt
- Người thường xuyên bị thiếu ngủ dễ dẫn đến trầm cảm hơn.
Mất ngủ gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chúng ta. Do đó cần phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và tìm ra hướng điều trị thích hợp.
Điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ cấp tính có thể không cần điều trị chỉ cần phòng ngừa và thay đổi một số thói quen sống có thể giảm thiểu và làm mất hẳn vấn đề mất ngủ này.
Tuy nhiên nếu tình trạng mất ngủ cấp tính gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống hằng ngày của bạn, hãy hỏi bác sĩ để kê đơn thuốc uống trong một thời gian ngắn. Thuốc có tác dụng nhanh và trong thời gian ngắn giúp bạn tránh được các vấn đề như buồn ngủ vào ngày hôm sau.
Lưu ý không sử dụng thuốc không kê đơn cho chứng mất ngủ. Vì chúng có thể gây ra chứng mất ngủ kéo dài. Đối với chứng mất ngủ mãn tính, bạn cần điều trị đúng tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải. Hãy đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ đề xuất những liệu pháp hành vi phù hợp, giúp bạn thay đổi hành vi, thói quen sống cải thiện được chứng mất ngủ của mình.
1. Một số liệu pháp tự nhiên điều trị chứng mất ngủ
Áp dụng các biện pháp tự nhiên như:
- Thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, đọc sách, vẽ tranh,...
- Tập yoga, vận động mỗi ngày khoảng 30 phút đi bộ, chạy bộ hoặc tập thể dục,..
- Dùng các loại trà thảo mộc như trà hoa đậu biếc, trà hoa cúc, trà hoa mộc lan,...
- Tạo một giấc ngủ khoa học, tạo không gian ngủ thoải mái, mát mẻ, nhiệt độ phòng phù hợp, không gian yên tĩnh.
- Tuyệt đối không nên sử dụng laptop hay điện thoại trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút
- Massage trước khi ngủ
- Ngâm chân với nước ấm
- Sử dụng các loại tinh dầu cải thiện giấc ngủ.
2. Điều trị bằng thuốc
- Thuốc bình thần: Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam,… giúp người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ bệnh nhẹ.
- Thuốc ngủ: Zolpidem,… nhóm thuốc này cũng chỉ sử dụng để điều trị mất ngủ cấp tính.
- Thuốc kháng histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… Đây là loại thuốc chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh, thường được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều khi mắc các bệnh như hắc lào, eczema, tổ đỉa,…
- Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa…
- Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,… là những loại thuốc điển hình thuốc nhóm thuốc trầm cảm 3 vòng. Thuốc thường có tác dụng sau 3-4 tuần.
- Các loại thuốc điều trị bệnh lý: Tình trạng mất ngủ đêm có thể do một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh gout, dạ dày, tim mạch,… Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ ban đêm.
***Đặc biệt lưu ý những loại thuốc trên chỉ nên tham khảo, chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ kê đơn.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng cải thiện giấc ngủ
Hiện nay, có nhiều sản phẩm chức năng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, bạn có thể tham khảo như sau:
- Viên uống cải thiện giấc ngủ Natrol Melatonin 10mg Fast Dissolve 60 viên của Mỹ
- Viên ngậm giúp ngủ ngon Natrol Melatonin Sleep 5mg 250 viên
- Viên uống hỗ trợ giấc ngủ Nature’s Bounty Sleep3 Melatonin 10mg 120 viên
- Viên uống giúp ngủ ngon Puritan’s Pride Super Strength Melatonin 10mg 120 viên
- Viên uống hỗ trợ giấc ngủ ngon Kirkland Signature Sleep Aid 2 hộp x96 viên
Ngoài ra, những cách trị mất ngủ chỉ hỗ trợ một phần. Người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉ định dùng thuốc điều trị. Việc trị bệnh này chỉ mang lại hiệu quả khi bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉnh định của bác sĩ.
Natrol
Viên uống cải thiện giấc ngủ Natrol Melatonin 10mg Fast Dissolve 60 viên của Mỹ
Puritan’s Pride
Viên uống giúp ngủ ngon Puritan’s Pride Super Strength Melatonin 10mg 120 viên
Kirkland Signature