21/11/2024
THỰC PHẨM + TPCN
Uống kẽm có tác dụng gì? Viên uống bổ sung kẽm được khuyên dùng
Kẽm (ZinC) là một loại nguyên tố vi lượng có trong các loại thịt đỏ, thịt gia cầm và cá. Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người, để các hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường mỗi người cần bổ sung 8 - 11 mg/ngày. Vậy thực chất tác dụng của kẽm là gì và làm sao để bổ sung kẽm? Tất cả sẽ được hangnhapmy.us giải đáp trong bài viết dưới đây!
Tác dụng của kẽm là gì?
Cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ kẽm nhưng kẽm cần thiết cho gần 100 loại enzym để thực hiện các phản ứng hóa học quan trọng. Cụ thể kẽm là nhân tố chính trong việc tạo ra DNA, tăng trưởng tế bào giúp tế bào phát triển và nhân lên. Chính vì thế, kẽm có tác dụng tốt đối với trẻ em, thanh thiếu niên và giai đoạn mang thai.
Kẽm xây dựng protein và chữa lành các mô bị tổn thương, hỗ trợ để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực và có tác dụng chống lại virus. Ngoài ra, kẽm cũng tham gia vào hoạt động của vị giác và khứu giác của con người.
Tác hại của việc thiếu kẽm
Kẽm là dưỡng chất cần thiết trong cơ thể của mỗi người. Dù chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu hụt kẽm cũng sẽ dẫn đến những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Rụng tóc do thiếu kẽm
Thiếu hụt kẽm dẫn đến bệnh tự miễn, hệ thống hệ miễn dịch tấn công vào da đầu làm yếu tóc, khiến tóc gãy rụng. Ngoài ra, thiếu kẽm còn gây rụng lông ở nhiều bộ phận khác. Muốn tóc dày bồng bềnh, bóng mượt cần bổ sung kẽm đầy đủ, đảm bảo hoạt động nhân lên của tế bào giúp hấp thụ tốt protein và tạo collagen.
2. Thị lực bị suy giảm
Kẽm được cơ thể hấp thu, vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc. Thiếu kẽm dẫn đến thiếu các sắc tố bảo vệ mắt, gây suy yếu thị lực dễ dẫn đến cận thị.
3. Gây các bệnh lý mãn tính
Nếu tình trạng thiếu kẽm bị kéo dài dễ gây ra các bệnh mãn tính như: tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn thần kinh, các bệnh tự miễn,...
4. Rối loạn thính giác
Kẽm có vai trò như một chất chống oxy hóa và chống viêm thuần hóa trong tai. Thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ù tai, thính giác không ổn định.
5. Làm chậm quá trình lành vết thương
Khi các vết thương bị hở, cơ thể cần một khoảng thời gian để sản xuất tế bào bù vào phần thiếu hụt. Và quá trình ở những người bị thiếu kẽm sẽ diễn ra lâu hơn so với những người bình thường.
6. Các bệnh lý về xương khớp
Mặc dù thiếu kẽm không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh về xương khớp nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy xương phát triển.
>> Tham khảo: Top 10 loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp của Mỹ bán chạy
Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt kẽm
Không phải ai cũng để ý cơ thể có thiếu kẽm hay không. Tuy nhiên có một vài dấu hiệu bạn nhận thấy rõ nhất khi cơ thể mình bị thiếu chất KẼM:
- Rụng tóc: Nếu bạn bị rụng tóc thường xuyên mà nguyên do không phải từ nấm da đầu thì khả năng cao là do thiếu kẽm và nếu như tình trạng này chưa nghiêm trọng bạn có thể sẽ thấy tóc không bóng mượt và dễ xơ rối.
- Móng tay, móng chân có đốm trắng và dễ gãy: Nếu trên móng tay móng chân có xuất hiện các đốm trắng, chúng có thể là những vạch Beau. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta đang bị thiếu kẽm.
- Loét, lở miệng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lở, loét miệng và thiếu kẽm là một trong những lý do đó.
- Mụn và các vấn đề về da: thiếu hụt kẽm cũng gây ra mụn trứng cá.
Những loại thực phẩm bổ sung kẽm
Cơ thể của chúng ta không thể tự tổng hợp kẽm, chính vì thế kẽm thường được bổ sung bằng từ bên ngoài.
Cũng như bao loại vitamin khác kẽm có thể được bổ sung bằng đường uống ( thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung kẽm) và bằng các loại thực phẩm chứa kẽm như:
1. Thịt
Thịt là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, đặc biệt là các loại thịt đỏ, bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn. Với 100 gram thịt bò có chưa đến 4,8 mg kẽm chiếm đến 44% lượng kẽm mà chúng ta cần hằng ngày.
2. Động vật có vỏ
Một số loại động vật có vỏ như là hàu, sò, cua, hến,... là loại thực phẩm chứa nhiều kẽm nhưng lại ít calo. Nhiều nhất là ở hàu chỉ với 6 con hàu trung bình cung cấp đến 32 mg kẽm, tương đương với 291% lượng cần bổ sung hằng ngày.
3. Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu lăng đều có chứa kẽm. Chẳng hạn ở 100 gram đậu lăng có chứa 12 mg kẽm. Nhưng trong chúng cũng có chứa phytates - Đây là một loại chất chống độc gây ức chế sự hấp thụ kẽm. Có nghĩa là kẽm từ các loại đậu không được cơ thể hấp thụ tốt như các loại thực phẩm khác. Mặc dù vậy, đậu là một loại thực phẩm tốt để bổ sung kẽm đối với những người ăn chay.
4. Các loại hạt
Tùy vào mỗi loại hạt mà có lượng kẽm khác nhau. Ví dụ 30 gram hạt gai dầu có chứa từ 31 - 43 % lượng kẽm cần dùng cho cả cơ thể nam giới và nữ giới. Một số loại hạt chứa nhiều kẽm như là hạt bí, hạt vừng. Ngoài bổ sung kẽm các hạt này còn có tác dụng bổ sung chất xơ, chất béo lành mạnh.
5. Hạt khô
Hạt khô là các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân. Chẳng hạn chỉ với 28 hạt điều đã chứa đến 15% lượng kẽm yêu cầu hàng ngày của cơ thể. Các loại hạt này cũng là một món ăn nhẹ nhanh chóng, tiện lợi và chúng có liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh như bệnh tim, ung thư và tiểu đường
6. Sữa
Sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có kẽm. Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa một lượng sữa đáng kể, kẽm chứa trong các loại thực phẩm này có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ví dụ 100gram cheddar có chứa 28% lượng kẽm mà cơ thể yêu cầu mỗi ngày hay một cốc sữa mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 9% lượng kẽm cần thiết.
7. Trứng
Tuy rằng trứng không chứa nhiều lượng kẽm như các loại thực phẩm khác nhưng đây là loại thực phẩm gần gũi với chúng ta hằng ngày. Trứng có chứa khoảng 5% lượng kẽm. Ngoài ra, trứng nguyên chất cũng là một nguồn choline quan trọng, một chất dinh dưỡng mà hầu hết mọi người đều bị thiếu hụt.
8. Một số loại rau
Trái cây và rau củ tuy không phải là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhưng ở một số loại rau củ, trái cây cũng có chứa một lượng kẽm nhất định giúp cơ thể chúng ta bổ sung. Đặc biệt đối với những người thường xuyên ăn chay khi mà họ không thể bổ sung kẽm bằng thực phẩm từ động vật.
Một số viên uống bổ sung kẽm hiệu quả hiện nay
Như đã đề cập, giống với các loại vitamin khác, cơ thể chúng ta có thể bổ sung kẽm bằng viên uống bổ sung kẽm như thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung kẽm.
1. Viên uống bổ sung kẽm Nature’s Bounty Zinc 50mg 400 viên
Sản phẩm Nature’s Bounty Zinc 50mg 400 viên có chứa hàm lượng kẽm cao, giúp nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch tốt hơn. Không làm biến đổi gen, phù hợp với những người ăn chay, góp phần vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein, chất béo và năng lượng.
2. Kẹo bổ sung kẽm cho bé với Bioisland Zinc 120 viên
Bioisland Zinc 120 viên là thực phẩm bổ sung kẽm dạng viên nhai, hỗ trợ điều chỉnh lượng tế bào. Rất tốt cho sự phát triển và hệ thống miễn dịch của trẻ. Giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, chức năng của thị giác, và lượng đường trong máu ở mức bình thường.
3. Kẹo tăng cường miễn dịch cao cấp Organic Elderberry Plus C and Zinc, 120 Viên
Trong sản phẩm kẹo Organic Elderberry Plus C and Zinc 120 Viên có chứa đến 7,5 mg ngoài ra trong sản phẩm này còn chứa 45mg vitamin C, hiệu quả:
- Hỗ trợ chống oxy hóa, giúp da sáng khỏe, cải thiện não bộ, có tính chất chống ung thư,tốt cho hệ tiêu hóa,..
- Không biến đổi gen, không chứa gluten và không chất bảo quản.
4. Viên uống Chắc xương Calcium Citrate With Vitamin D, Magnesium and Zinc
Viên uống Calcium Citrate With Vitamin D, Magnesium and Zinc 500 viên của Mỹ chứa 10mg hàm lượng ZinC, có tác dụng hỗ trợ và hình thành quá trình tái tạo xương
Lưu ý: Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm có hàm lượng thành phần khác nhau. Chúng ta trước khi sử dụng cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng có trong mỗi sản phẩm và có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn bất kỳ loại sản phẩm nào.
Chúng ta không nên sử dụng quá 40mg/ngày. Không nên dùng kẽm với liều lượng quá cao sẽ dễ gây ra các tình trạng như nôn mửa, đau dạ dày. Nghiêm trọng hơn nếu sử dụng từ 10 - 30 gr có thể dẫn đến tử vong.
Với những nội dung trên bạn có thể phần nào hiểu được tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể. Do đó, mỗi người chúng ta ai cũng cần phải bổ sung kẽm một lượng đầy đủ để tránh các tình trạng như trên. Nhất là đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển, kẽm là một dưỡng chất cần thiết hỗ trợ sự tăng trưởng của trẻ.
Puritan’s Pride
Viên uống bổ sung chất kẽm Puritan’s Pride Zinc 50mg 250 viên
Nature’s Bounty
Viên uống bổ sung kẽm Nature’s Bounty Zinc 50mg 400 viên
Puritan’s Pride
Viên uống bổ sung chất kẽm Puritan's Pride Zinc for Acne 100 viên
Danh mục