21/11/2024
Vitamin & Khoáng Chất
Vitamin D là gì? Bổ sung vitamin D có tác dụng gì cho sức khỏe?
Vitamin D được xem là thành phần thiết yếu điều chỉnh các khoáng chất canxi và photpho trong cơ thể của chúng ta nhằm duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh và phù hợp. Chúng ta vốn biết rằng vitamin D có công dụng tốt đối với xương khớp, vậy thực chất nó có tác dụng tốt đến như thế nào? Hãy cùng điểm qua bài viết sau đây cùng hangnhapmy.us nhé !
Vitamin D là gì?
Vitamin D thuộc nhóm các chất secosteroid tan trong chất béo, là chất dinh dưỡng làm tăng khả năng hấp thụ canxi và photpho tốt hơn. Vitamin cần thiết cho quá trình hỗ trợ xương và răng phát triển, ngoài ra nó còn giúp điều chỉnh các chứng viêm và chức năng miễn dịch.
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến các bệnh về xương, cơ xương khớp, hệ miễn dịch và thậm chí là nguy cơ ung thư.
Phân loại vitamin D
Có 2 loại Vitamin D mà chúng ta cần biết:
- Vitamin D2 hay còn gọi là ergocalciferol, có chủ yếu ở thực phẩm và chỉ có trong những loại thức ăn giàu vitamin D. Vitamin D2 chiếm rất ít trong tổng lượng vitamin D mà chúng ta đang có, bởi cơ thể chúng ta có Vitamin D3 là chủ yếu.
- Vitamin D3 có tên gọi là cholecalciferol, được tổng hợp ở da từ tiền chất vitamin D dưới tác động của tia cực tím (UVB) từ ánh sáng mặt trời; phản ứng với protein 7-DHC, sản xuất ra vitamin D3. Loại vitamin này (D3) cung cấp phần lớn lượng vitamin D cho cơ thể.
Tác dụng của Vitamin D là gì?
Vitamin D là một trong số vitamin quan trọng với cơ thể con người, giúp xây dựng và duy trì xương, răng chắc khỏe.
1. Vitamin D điều trị hỗ trợ bệnh cảm cúm
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu hết tất cả các công dụng của Vitamin D. Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống Vitamin D vào mùa đông giúp giảm số lượng học sinh mắc cảm cúm tại Nhật Bản giảm đi.
Điều này chứng minh được rằng Vitamin D có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm. Nó làm dịu phản ứng viêm có hại của một số bạch cầu, đồng thời nó cũng tăng cường sản xuất ra các loại protein chống vi khuẩn của các tế bào miễn dịch.
Ngoài ra Vitamin D có vai trò tích cực trong phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Cơ thể chúng ta sẽ không chống chọi tốt nếu thiếu đi loại vitamin này.
2. Vitamin D điều trị chứng trầm cảm
Mặc dù vẫn chưa có sự chắc chắn về tác dụng điều trị chứng trầm cảm của Vitamin D nhưng trong một vài nghiên cứu của các nhà khoa học thì có mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Nghiên cứu này vẫn đang được tiến hành xem xét và hy vọng trong tương lai việc tăng mức Vitamin D có thể điều trị được chứng trầm cảm.
3. Xây dựng và duy trì mật độ xương
Nồng độ vitamin trong máu thấp gây ra nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi. Và việc bổ sung một lượng vitamin D đầy đủ có thể ngăn ngừa gãy xương, loãng xương.
4. Ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Những người sống ở vùng có vĩ độ cao hơn ( miền Bắc Hoa Kỳ) có tỷ lệ tử vong do ung thư ruột kết cao hơn so với những người sống gần đường xích đạo.
Điều này chỉ ra rằng, do lượng tia UVB ở những vùng vĩ độ cao hơn sẽ yếu hơn, nồng độ vitamin D trong máu của những người sống ở vùng này cũng thấp hơn. Vitamin D cũng ức chế sự phát triển của các khối ưu gồm cả những khối u từ vú, buồng trứng, ruột kết, tuyến tuyền liệt và não.
Mặc dù Vitamin D không phải là yếu tố chính trong việc điều trị ung thư nhưng Vitamin D là một dưỡng chất giúp cải thiện khả năng sống sót của một người bị mắc ung thư.
5. Hỗ trợ tim mạch
Về cơ bản, tim cũng giống như một cơ lớn và đó là cơ xương. Nó có các thụ thể có liên quan đến Vitamin D. Vitamin D giúp điều chỉnh các tế bào miễn dịch và viêm có vai trò trong các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch.
Vitamin D giúp giữ cho các động mạch trở nên linh hoạt và thư giãn, từ đó giữ cho huyết áp luôn được ổn định. Với những người có nồng độ Vitamin D trong huyết thanh thấp có nguy cơ mắc nguy cơ đột quỵ và bất kỳ các tình trạng tim mạch nào cũng cao hơn so với những người có nồng độ vitamin D cao hơn.
6. Điều trị bệnh tiểu đường
Thiếu Vitamin D gây ảnh hưởng tiêu cực đến con đường sinh hóa dễ dẫn đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Bao gồm những chức năng như làm suy giảm tế bào beta trong tuyến tụy. kháng insulin và viêm. Nồng độ Vitamin D trong máu cao có liên quan đến bệnh đái tháo đường típ 2 thấp hơn.
Trong một nghiên cứu diễn ra trên 83000 phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường ở thời điểm ban đầu, sau khi được bổ sung đầy đủ vitamin D và lượng canxi thiết yếu từ chế độ ăn uống hằng ngày thì số lượng mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn đến 13%. Và thậm chí hiệu quả còn mạnh hơn khi kết hợp canxi và Vitamin D hấp thụ cao nhất từ thực phẩm bổ sung, giảm đến 33%.
7. Điều trị đa xơ cứng
Đa xơ cứng là tình trạng rối loạn não bộ và tủy sống gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực gây yếu cơ, ngứa và tỷ lệ này ngày càng gia tăng ở các nước phát triển. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do ảnh hưởng từ môi trường sống khi mà không vitamin B và tiếp xúc với tia UVB. Với chế độ ăn nhiều cá cũng như bổ sung Vitamin D có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này .
8. Điều trị bệnh Lao
Trước khi có sự ra đời của các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh lao, ánh sáng mặt trời và đèn chiếu sáng mặt trời là phương pháp hữu hiệu dùng để điều trị bệnh lao trước kia. Hiện tại các nghiên cứu về Vitamin D hỗ trợ điều trị bệnh Lao vẫn đang được tiến hành
Tác hại nếu thiếu hụt Vitamin D
Như chúng ta đã biết ở trên, vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi và phospho phát triển hệ xương, răng vững chắc. Nếu như cơ thể thiếu vitamin D có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe như:
1. Loãng xương
Tác dụng vitamin D chính là giúp xương chắc khỏe, do đó nếu thiếu hụt vitamin này sẽ ảnh hưởng đến mật độ xương trong cơ thể. Với người lớn xương sẽ trở nên yếu, loãng xương và nguy cơ dẫn đến tình trạng gãy xương cũng cao hơn. Đối với trẻ em dễ bị bệnh còi xương gây nhiều trở ngại trong giai đoạn phát triển của chúng.
2. Tim mạch
Vitamin D có lợi ích cho hệ tim mạch giúp phòng tránh bệnh cao huyết áp mà nhiều người có thể chưa biết đến. Do đó, khi thiếu vitamin này tăng nguy cơ mắc các bệnh bệnh lý tim mạch, xơ vữa, tắc mạch, đột quỵ,...
3. Hen phế quản
Cơ thể thiếu vitamin D cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch không được đảm bảo tốt. Nếu ai có bệnh hen phế quản hoặc viêm phế quản mạn tính, vitamin D sẽ là chất góp phần là tăng sức miễn dịch cho cơ thể. Nhưng khi khi thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến các hoạt động sinh lý của phổi bị ảnh hưởng theo.
4. Thiếu vitamin D khiến cơ thể dễ viêm nhiễm
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ miễn dịch giảm do cơ thể không được nạp đầy đủ thành phần dưỡng chất để tạo màn bảo vệ vững chắc. Từ đó, cơ thể cũng sẽ dễ bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm bên ngoài da thậm chí bên trong như bệnh viêm ruột, viêm khớp,...
5. Các bệnh tâm lý
Hoạt động não bộ được ổn định hay không là do việc bổ sung các Vitamin vào cơ thể. Vì vậy mà mỗi khi cơ thể gặp bất kì vấn đề sẽ được khuyên bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Các vấn đề về rối loạn tâm lý cũng không ngoại lệ, thiếu vitamin có thể suy giảm nhận thức, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Có tác dụng phụ nếu dư thừa Vitamin D không?
Bất kể chất dinh dưỡng có tốt đến đâu nhưng khi bổ sung vào cơ thể chỉ nên ở mức ĐỦ không nên thừa hoặc thiếu. Vitamin D tuy là chất quan trọng tốt cho sức khỏe nhưng nếu dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra nhiều tác hại. Sử dụng vitamin không kiểm soát dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm độc (cường vitamin D). Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiệu các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ, đau xương, táo bón,... Thâm chí nặng hơn có thể ảnh hưởng thận, tăng huyết áp, khó thở, co giật, ...
Khi nhận thấy cơ thể thừa vitamin D, cần ngừng uống vitamin D và đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn muốn bổ sung vitamin những vẫn an toàn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng ra sao cho phù hợp với từng đối tượng.
Triệu chứng khi bị thiếu Vitamin D
Cơ thể của bạn có thể đang bị thiếu hụt vitamin D mà có lẽ bạn không biết dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Hãy đọc những dấu hiệu dưới đây để biết được mình có đang trong tình trạng đó hay không nhé!
1. Cơ thể mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu thiếu vitamin mà cơ thể bạn muốn báo động đó là cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Khi lượng vitamin D trong máu thấp gây ra mệt mỏi khiến bạn hạn chế sức khỏe để sinh hoạt hàng ngày.
2. Ốm thường xuyên
Thiếu vitamin D là hệ miễn dịch kém hơn, vì vậy cơ thể hay bị bệnh nhiều hơn so với người đầy đủ dưỡng chất. Thường xuyên bị sốt, cảm lạnh, cảm cúm,... là dấu hiệu của việc thiếu vitamin D bạn cần lưu ý đến.
3. Đau nhức xương và cơ
Mối liên hệ giữa vitamin D và các bệnh đau nhức xương cơ có ảnh hưởng qua lại với nhau. Những người thiếu hụt vitamin D dễ bị đau xương và cơ hơn người bình thường làm hạn chế các hoạt động của họ.
4. Lâu lành vết thương
Khi cơ thể có vết thương lâu lành hơn bình thường là một trong những dấu hiệu của việc thiếu vitamin D trong cơ thể. Nguyên nhân là do mức độ vitamin D trong máu không đủ làm cho khả năng phục hồi kém đi. Có thể nói, vitamin D có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát viêm và chống nhiễm trùng cho cơ thể.
Cách bổ sung Vitamin D được các chuyên gia khuyến cáo
Để bổ sung vitamin D đúng cách không thừa không thiếu, các chuyên gia khuyến cáo như sau:
1. Ăn các thực phẩm giàu Vitamin D
Thực tế có rất ít thực phẩm giàu Vitamin D3 một cách tự nhiên, nguồn bổ sung tốt nhất là các loại thịt cá béo. Một lượng nhỏ hơn được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, pho mát và gan bò. Một số loại nấm có chứa Vitamin D2, ngoài ta một số loại nấm được bày bán trên thị trường có chứa lượng Vitamin D2 cao hơn do được tiếp xúc lượng ánh sáng cực tím cao.
- Dầu gan cá: Dầu gan cá là một thực phẩm bổ sung phổ biến chứa hàm lượng cao vitamin A và D. Dầu này cung cấp 10.001 đơn vị IU trong 100 gram, 1.360 IU trong một muỗng canh. Lưu ý chỉ nên bổ sung một lượng vừa phải dầu gan cá mỗi ngày, không nên lạm dụng.
- Cá: Các loại cá rất giàu vitamin D. Cá tra sẽ có nhiều vitamin D hơn khi nấu chín, mỡ cá cũng tốt cho quá trình hòa tan vitamin. Cá đóng hộp trong dầu sẽ chứa vitamin D nhiều hơn.
- Ngũ cốc tăng cường dinh dưỡng: Được dùng như khẩu phần ăn sáng chủ yếu, hầu hết các loại ngũ cốc thương mại được tăng cường các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Ngũ cốc cung cấp lên đến 342 IU trong mỗi 100g (khoảng 2 ly), thậm chí nhiều hơn nếu kết hợp với các sản phẩm sữa hoặc sữa đậu nành tăng cường dinh dưỡng.
- Sò: Ngoài vitamin D, sò là một nguồn cung cấp dồi dào vitamin B12, kẽm, sắt, mangan, selenium và đồng. Loại hải sản này cung cấp 320 IU trong 100g, 269 IU có trung 6 con sò cỡ trung. Tuy nhiên sò có hàm lượng cholesterol cao, do đó những người có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ nên ăn ở mức vừa phải.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa : Chế phẩm từ sữa rất giàu canxi và vitamin D. Sữa có thể cung cấp đến 52 IU vitamin D mỗi 100 g hoặc 127 IU mỗi ly. Pho mát và bơ cung cấp khoảng 7 IU trong một muỗng canh.
2. Hấp thụ trực tiếp qua da
Vitamin D3 có thể được hình thành khi phản ứng hóa học xảy ra trên da người. Khi một loại steroid có tên là 7-dehydrocholesterol bị phân hủy bởi ánh sáng UVB của mặt trời hay còn gọi là tia “rám nắng”. Lượng vitamin hấp thụ có thể rất khác nhau.
Hầu hết mọi người có thể tạo ra đủ vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hàng ngày trong thời gian ngắn. Bằng cách, bạn dùng cẳng tay, bàn tay hoặc cẳng chân không che chắn và không dùng kem chống nắng từ cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, đặc biệt là từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Hoặc bằng cách tắm nắng, để tắm nắng đúng cách, an toàn cho da, các chuyên gia cho rằng, thời điểm tốt nhất để tiếp xúc với ánh nắng vào mùa hè là trước 11 giờ sáng và sau 3 – 4 giờ chiều. Nói cách khác, chúng ta nên tránh tắm nắng lúc giữa trưa khi mặt trời đang nóng nhất. Điều này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ cháy nắng và tổn thương da có thể phát triển thành ung thư da.
Lưu ý: Lưu ý rằng vì tia cực tím có thể gây ung thư da nên cần tránh phơi nắng quá nhiều và nói chung, không nên sử dụng giường tắm nắng.
3. Bổ sung Vitamin D từ các loại thực phẩm bổ sung, viên uống
Đối với những người không có nhiều thời gian để tắm nắng, hoặc ngại tắm nắng để bổ sung Vitamin D thì có một cách tiện lợi hơn để bổ sung vitamin D là sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng.
Một số loại viên uống, thực phẩm bổ sung hỗ trợ bổ sung Vitamin D phổ biến trên thị trường hiện nay như:
- Vitamin D3 Kirkland Signature Vitamin
- Viên uống bổ sung Vitamin D3 Puritan’s Pride
- Viên bổ sung Vitamin D3 5000IU Nature Made
- Viên uống bổ sung vitamin D & Calcium Ostelin 130 viên của Úc
- Kẹo dẻo vitamin dành cho người lớn Calcium bổ sung Vitamin D3
- Viên nhai bổ sung vitamin D & Calcium dành cho bé Ostelin
Liều lượng bổ sung Vitamin D
Đối với từng đối tượng sẽ có liều lượng bổ sung vitamin khác nhau:
- Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi nhu cầu vitamin D là 400 IU/ngày.
- Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người trưởng thành dưới 50 tuổi, liều dùng được khuyến cáo là 600 IU/ngày.
- Đối với người trên 50 tuổi và phụ nữ liểu lượng nên bổ sung là 800 IU/ngày.
Lưu ý rằng, vấn đề thừa Vitamin D gây ngộ độc hiếm khi xảy ra và chỉ gặp khi sử dụng thực phẩm chức năng. Cần chú ý liều tối đa dung nạp để tránh các tác dụng không mong muốn do quá liều lên với sức khỏe.
Để có một cơ thể tốt, xương khỏe mạnh bạn cần quan tâm đến việc bổ sung vitamin D cho cơ thể thường xuyên. Hi vọng thông qua bài viết trên, bạn có những thông tin bổ ích để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa tình trạng thiếu hay thừa vitamin D trong cơ thể.
Danh mục